Không phân biệt chuyện chân dài hay ngắn
- Anh có vẻ như là người biết cách tận dụng tối đa danh tiếng cũng như độ nóng của các chân dài vào trong công việc riêng?
Tôi là người mê và có xúc cảm với cái đẹp. Tôi nghĩ cái đẹp luôn có chỗ đứng rất quan trọng trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
- Có khi nào anh so sánh cái hay cái dở của những cô gái chân dài với các cô chân ngắn hay chân vừa vừa?
Có chứ. Nếu 2 người cùng tài như nhau thì ai đẹp hơn sẽ lợi thế hơn.
- Làm việc nhiều với các chân dài thực sự anh có những cảm nhận gì về họ?
Không phải chân dài nào cũng làm được
nhiều điều hay ho. Không phải chân dài nào óc cũng ngắn và tất nhiên
không phải cứ chân không dài là óc sẽ dài.
Tôi không yêu ghét người ta vì chân hay
óc dài hay ngắn. Nhưng thật sự tôi không thích những người xem thường
hay đố kỵ, miệt thị người khác. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, tính
cách, vị trí và giá trị khác nhau, tạo nên một cuộc sống đa dạng và thú
vị.
- Anh hãy lý giải một chút
tại sao các cô gái chân dài lại có vẻ gặp may mắn hơn, thành công và
sung túc hơn so với những cô gái khác ngoài xã hội. Hoặc chí ít là ở
trong công việc của anh, họ luôn có được sự ưu ái đặc biệt?
Chưa có một thống kê nào trên thế giới
bảo là chân dài sướng hơn, nhưng câu "hồng nhan bạc phận" đã tồn tại bao
đời nay. Với tôi, khi chọn vai diễn vì những cô gái ấy là diễn viên vừa
đẹp, làm việc chăm chỉ và có khả năng diễn xuất.
Ngọc Trinh là một cô gái ngoan
- Theo con mắt của anh, thế nào là một cô gái ngoan, thế nào là một chân dài ngoan?
Tôi đã đọc bài phỏng vấn Ngọc Trinh, tôi
nghĩ cô ấy là cô gái ngoan. Phóng viên hỏi gì cô ấy đều trả lời , ngoan
quá còn gì. Theo báo, Ngọc Trinh cũng là chân dài.
- Anh khá may mắn khi luôn
được đồn thổi là cặp kè với khá nhiều chân dài, nhưng xem ra tất cả
những điều đó càng trở nên bí hiểm bởi anh chưa một lần thừa nhận mình
cặp kè với ai?
Bởi vì tôi không phải chân ngắn ngoan, không phải cái gì báo chí hỏi tôi cũng trả lời.
- Sẽ có nhiều người tò mò rằng khi yêu không biết anh có "khùng" và khôn như khi làm phim?
Tôi có thể không làm phim vẫn sống được. Nhưng tôi nghĩ nếu không yêu thì không biết sống để làm gì.
- Những bộ phim của anh làm
thường có doanh thu khá cao, nhưng nó không có cơ hội ở những giải
thưởng của Nhà nước. Điều đó chứng tỏ Dũng "Khùng" chỉ tham tiền chứ
chuyện hư danh không phải là vấn đề anh quan tâm?
Tại sao lại không nghĩ vì sao giải thưởng
Nhà nước không hấp dẫn chúng tôi bằng những thứ khác? Tiền không phải
thứ tôi tham nhất, nhưng chắc chắn giải thưởng Nhà nước nếu xếp hạng ham
muốn của tôi, nó còn đứng sau nhiều thứ lắm chứ không riêng mỗi tiền.
- Theo anh một đạo diễn thế nào thì được gọi là thành công?
Được làm điều mình muốn.
- Phim "Bẫy cấp 3" bị cấm chiếu vì những lý do tế nhị, với góc nhìn của một người làm nghề anh có chia sẻ gì?
Tôi chưa được xem nên không dám bàn chi
tiết. Còn nói chung đứng về góc độ người làm nghề, tôi chẳng muốn phim
nào bị cấm. Tôi cũng ủng hộ cách nên phân loại, khuyến cáo, hạn chế lứa
tuổi hơn là cấm phim, nếu như phim đó không có vấn đề sai trái về chính
trị.
- Theo anh Cục điện ảnh có
nên cởi mở hơn đối với những đề tài hay bộ phim bị cho là nhạy cảm để
khán giả Việt có cơ hội tiếp cận nhiều hơn đối với những bộ phim có
nhiều sự khác lạ?
Tôi nghĩ không chỉ Cục điện ảnh, dường như luật ngành nào ở ta cũng khó khăn và khó hiểu cả.
Riêng về giải trí, chúng ta thử hỏi nếu
như Hitchcock, Quentin Tarantino sinh ra ở Việt Nam, liệu họ có làm phim
được không? Chúng ta có bao giờ tự hỏi vì sao nước nhà không có Lady
GaGa, Madonna không? Nếu lỡ có những người này, liệu họ sẽ làm được gì
không?
Chúng ta hay nói về thuần phong mỹ tục,
hay tự hào giá trị đạo đức truyền thống. Vậy có bao giờ chúng ta tự hỏi
vì sao chúng ta vẫn nghèo, tỉ lệ thất học cao, tỉ lệ tội phạm cao, tỉ lệ
tham nhũng, ăn hối lộ cũng cao không?
- Anh thường gửi thông điệp gì vào những bộ phim riêng?
Mỗi phim đều có ý nghĩa và cảm xúc riêng
không thể kể hết được. Nhưng phương châm của tôi là không làm phim để
dạy đời người khác hay chứng tỏ mình cao siêu sâu sắc. Tôi làm phim vì
mình có cảm xúc với câu chuyện nhân vật muốn kể và tìm những người đồng
cảm là khán giả. Vậy thôi.
- Câu cuối cùng, nếu nói một chút về những gì mình đã làm anh có nghĩ mình là một đạo diễn giỏi?
Tôi nghĩ mình là đạo diễn hợp thời và vẫn còn đang làm chủ được sự nghiệp riêng.
Theo Eva
0 nhận xét:
Đăng nhận xét